Việt Nam, với ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, mặc định coi con cái là tài sản của mình. Mình sinh nó ra mình có quyền quyết định mọi thứ về con, thậm chí lấy đi sinh mạng của con. Một đứa trẻ lớn lên chẳng những mang trên mình bổn phận trả hiếu cho cha mẹ mà còn gánh luôn trách nhiệm với cả dòng họ tổ tông. Đạo hiếu hay trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ chưa bao giờ là điều sai trái nếu và chỉ nếu điều đó không được cố tình áp đặt lên một đứa trẻ ngay từ ngày đầu tiên nó sinh ra đời.
Bố mẹ có biết bởi chính quan niệm này của bản thân đã vô tình gây tổn thương đến tâm lý của trẻ, quan trọng hơn nữa trẻ không nhận ra được giá trị của bản thân trong từng giai đoạn phát triển.
Nước Nhật là nước được rất nhiều bà mẹ học theo cách nuôi dạy con, vì họ có cách dạy con văn minh và tôn trọng sự tự do phát triển của con. Theo dõi nước Nhật từ thời kì sau thế chiến thứ Hai và cuộc thiên tai xãy ra thường xuyên mỗi năm cho đến quá trình họ vực dậy thần kì, trở thành quốc gia có nghị lực nhất thế giới, đủ để chúng ta thấy người Nhật được nuôi dạy tốt đến hế nào. Vì vậy, Mẫu giáo Ánh Hồng xin được chia sẻ những nguyên tắc về con cái đến quý phụ huynh từ quyển sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” của bác sĩ tâm lý Akehashi Daiji.
Nguyên tắc thứ nhất: Dù là một đứa trẻ, nhưng trẻ là một con người có cá tính riêng biệt
Ở nguyên tắc này, người Nhật khẳng định rằng con là một cá thể độc lập, biết suy nghĩ và có tính cách riêng. Nếu cha mẹ tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của trẻ… thì tự khắc cha mẹ hình thành thói quen tôn trọng cách sống của trẻ. Dần từ đó trong gia đình, bố mẹ sẽ tập quen bỏ những câu nói gây áp lực cho con trẻ bởi con cũng có suy nghĩ, những hành động này vô hình làm tì vết trong trí nhớ của trẻ, chúng luôn có cảm giác “mắc lỗi sai” và mất đi sự “tự khẳng định bản thân”.
Nguyên tắc thứ hai: Đừng dùng cuộc đời con cái để khẳng định giá trị làm cha mẹ của mình
Nhiều cha mẹ cho rằng, con tôi mang nặng đẻ đau sinh ra nên việc tôi muốn con tôi làm hãnh diện cho gia đình là điều đương nhiên. Mặc dù họ không công nhận điều đó nhưng trong suy nghĩ họ đều muốn như vậy. Vô tình, chúng ta lại một lần nữa biến con cái trở thành vật sở hữu của cha mẹ. Chúng ta đặt lên vai con những “trách nhiệm” mà bọn trẻ bị mặc định chỉ vì làm con của chúng ta
Nguyên tắc thứ ba: Đừng áp đặt con cái theo khuôn khổ đã định sẵn
Từ khi con chào đời, đã có vô vàng định hướng cho trẻ. Nào là định hướng nghề nghiệp, tôn giáo, nối dõi sự nghiệp, tông đường,… Dù không biết tương lai trẻ sẽ như thế nào nhưng những kỳ vọng đó đã khiến con bị áp lực, gò bó trong khuôn khổ đã định sẵn và không có cơ hội phát triển năng khiếu của bản thân. Tất cả sẽ chỉ tốt cho con khi đó là những lời khuyên, những con đường trong hàng vạn con đường bố mẹ vẽ lối cho trẻ.
Vì vậy, bố mẹ hãy nhớ: “Cuộc đời của con là của con, riêng biệt với cuộc đời của bố mẹ”. Hãy trở thành người bạn của con, luôn đồng hành giúp con nhận ra những nhân cách tốt và cùng con thực hiện ước mơ của mình.
Dựa trên quan điểm ấy, tình mẫu tử, phụ tử được sinh ra và tồn tại trên thế giới này chính là dựa vào sự gắn kết cùng nhau để mối nhân duyên cha mẹ – con cái thêm bền chặt. Đồng thời nếu có cả sự nâng đỡ cho nhau thì không còn điều gì quan trọng hơn trong thế giới này nữa.
HÃY CÙNG MẪU GIÁO ÁNH HỒNG MANG ĐẾN CHO CON NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA NHẤT – LÀM BẠN CÙNG CON TRÊN NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU ĐỜI NHÉ.