Theo nghiên cứu của ĐH Illinois (Mỹ), trẻ thường xuyên hoạt động thể chất sẽ có lớp “chất trắng”, đây là chất có khả năng kết nối các vùng của chất xám trong não, giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và hiệu quả học tập.
Viện dinh dưỡng quốc gia cũng đưa ra các lợi ích từ việc cho trẻ mầm non thường xuyên vận động, tập thể dục nhịp điệu như:
- Giúp trẻ duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng nên có. Một chế độ hoạt động hợp lý đảm bảo cho năng lượng hấp thụ của trẻ (lượng thức ăn tiêu thụ) không vượt quá mức năng lượng tiêu hao (hoạt động). Nhờ đó mà giảm lượng calo dư thừa tích tụ lại thành mỡ.
- Giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp: Hoạt động thể chất rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, giúp giữ mật độ xương ở mức cao, và làm giảm nguy cơ loãng xương.
- Tăng cường lưu thông máu và giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh: Hoạt động thể chất rất tốt cho tim và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì. Nó cũng giúp xương, khớp, cơ bắp luôn khỏe mạnh, và có tác dụng nâng cao tinh thần.
- Giúp tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng: Hoạt động thể chất giúp tâm trạng thư thái hơn. Khi chúng ta tập thể dục, não giải phóng chất endorphin – một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng.
- Giúp trẻ tự tin hơn: Tham gia các hoạt động thể thao giúp trẻ tự tin hơn. Các môn thể thao và các trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và kết bạn.
THỰC TRẠNG TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON
Ngày nay, ngoài việc cho trẻ tham gia các lớp học chính thống, bố mẹ còn cho trẻ tham gia các lớp học ngoại khóa, lớp học năng khiếu, lớp học thêm tại nhà, … khiến trẻ không có nhiều thời gian cho việc vận động để giải tỏa căng thẳng và nhất là PHÁT TRIỂN XƯƠNG – TRÍ NÃO. Bố mẹ luôn mong muốn con sẽ có nhiều kiến thức, tài năng và kỹ năng tốt để giúp ích cho trẻ sau này… mà bỏ quên điều quan trọng nhất trong cho con trong giai đoạn này. Nhất là đối với trẻ thành phố, không có diện tích cũng như thời gian tập thể dục cho bé, khiến con cắm cuối vào đồ chơi công nghệ và tự “bơi” bởi lẽ “bố mẹ không có thời gian”.
Về phía một số các trung tâm giữ trẻ, mục tiêu chính của các loại hình trông trẻ này là: đón trẻ, giữ trẻ, cho trẻ ăn, cho bé ngủ, và trao trả phụ huynh vào cuối giờ. Dù vẫn giúp bố mẹ trông bé nhưng “chưa đủ” chương trình để giúp trẻ phát triển trong độ tuổi vàng này.
CÁC TIÊU CHÍ GIÚP TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN:
Trẻ nên tham gia vận động hàng ngày. Hãy làm gương cho con bạn và giúp trẻ có thêm niềm vui khi vui chơi và tham gia vận động hàng ngày.
Vận động một giờ mỗi ngày. Hãy để con bạn vui chơi và vận động thể chất tối thiểu một giờ mỗi ngày. Có thể không vận động liên tục 60 phút mỗi ngày mà chia thành các đợt vận động, vui chơi nhỏ cho bé trong ngày.
Hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc cường độ mạnh. Trẻ có thể tham gia hoạt động thể chất với cường độ vừa phải hoặc những hoạt động thể chất mạnh mẽ.
Tăng sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2 đến 3 lần một tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn.
Hạn chế thói quen lười vận động. Giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ trong một ngày hoặc ít hơn. Hạn chế thời gian cho trẻ xem TV, chơi game và lướt web.
CHỌN TRƯỜNG MẦM NON – CƠ SỞ ĐỂ CON PHÁT TRIỂN:
Các tiêu chí giúp các bậc phụ huynh cân nhắc để cho con phát triển toàn diện:
- Chương trình dạy học phù hợp với độ tuổi của con: đảm bảo rằng con được giáo dục và nuôi dưỡng phù hợp, không tạo quá nhiều áp lực cho trẻ mà còn phát triển các kỹ năng mềm, (ví dụ như giao tiếp tiếng anh, tập sự tự tin,…)
- Hoạt động thể dục thường xuyên, đầy đủ cho mọi lứa tuổi: Hoạt động thể chất chính là thức ăn dinh dưỡng bậc nhất cho trẻ, nên bố mẹ không được bỏ qua tiêu chí này.
- Hoạt động ngoại khóa phong phú: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: phù hợp với lứa tuổi và giúp con cân bằng dinh dưỡng giúp bố mẹ.